Địa chỉ URL là gì? Là một người không rành về website chắc chắn bạn sẽ không biết hoặc không có nhiều kiến thức về địa chỉ URL. Từ này được dùng rất phổ biến và nó được đọc theo từ tiếng Việt nghe như là “iu a eo”. Tuy nhiên, để biết chính xác về URL là gì, cấu trúc và thành phần của nó, hãy cùng Dautubanthan.net tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay.
- MS tracking là gì? Tìm hiểu MS tracking thi online thật hay không?
- Www là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của www
- 5 cách tải video youtube về điện thoại nhanh chóng chỉ với các bước đơn giản
- Hướng dẫn cách bật theo dõi trên Facebook mới nhất 2022
- Top 5 công cụ tải video Tiktok không có logo miễn phí
Địa chỉ URL là gì?
URL thực chất là một từ viết tắt của cụm Uniform Resource Locator, nó được dịch sát nghĩa nhất là định vị tài nguyên thống nhất. URL chính là một địa chỉ duy nhất của một tài nguyên duy nhất trên web. URL hợp lệ sẽ chỉ đến một tài nguyên, mà tài nguyên đó có thể là tài liệu CSS, HTML, video, hình ảnh, file và nhiều địa chỉ khác trên web.
Mặt khác, URL đôi khi còn trỏ đến những tài nguyên không hề còn tồn tại hoặc những tài nguyên đã được đổi sang một địa chỉ mới.
URL bao gồm nhiều thành phần bên trong như hostname tức là tên máy có khả năng ánh xạ tới địa chỉ IP của một tài nguyên cụ thể trên internet. Bên cạnh đó còn có hàng loạt các thông tin thông báo cho trình duyệt và server sẽ tìm cách để xử lý yêu cầu đó.
Nếu vẫn chưa nắm được địa chỉ URL là gì, bạn có thể nghĩ nó giống như số điện thoại, còn hostname là người sở hữu số điện thoại đó.
Ngoài ra còn có một tiêu chuẩn khác là tên miền (Domain name System – DNS), nó được hoạt động giống như một danh bạ điện thoại và mang nhiệm vụ dịch những hostname thành địa chỉ IP giúp định tuyến truy cập.
Lịch sử hình thành URL
Sử dụng web để lưu trữ dữ liệu là điều mà nhiều người quan tâm, cũng chính vì lẽ đó mà càng có nhiều người yêu cầu cung cấp dịch vụ ứng dụng hay những công cụ tìm kiếm mang tính minh bạch trong thu thập, lưu trữ và bán đi.
Một ví dụ điển hình về điều này: Vào tháng 3 năm 2019, Google đã yêu cầu trình duyệt Google Chrome phải có công cụ tìm kiếm lưu trữ thông tin cục bộ trên hệ thống người dùng. Nó bao gồm thông tin về trình duyệt web là những URL mà người dùng đã truy cập. Không những vậy còn có cả hình ảnh, văn bản, bộ nhớ cache và các tài nguyên khác.
Google cũng thường xuyên thu thập và lưu giữ dữ liệu của người dùng tại những thời điểm khác nhau. Người dùng có thể xóa nó bất cứ khi nào muốn, xóa tự động hoặc có những dữ liệu sẽ được Google giữ lại trong thời gian dài nếu đó là dữ liệu cần thiết.
Cách phân loại URL
Hiện tại có hai loại URL chính, đó là URL động và URL tĩnh. Bạn có thể phân biệt nó thông qua những thông tin sau đây:
- URL động (?id=..) là dạng URL có thể thay đổi được và hầu hết những trang web, diễn đàn sử dụng URL như thế này được thiết kế dựa trên mã nguồn mở. Tuy nhiên, loại URL này được đánh giá không thân thiện với các công cụ tìm kiếm hiện nay.
- URL tĩnh (.html) là dạng URL không thể thay đổi, URL này có ưu điểm là thân thiện với công cụ tìm kiếm và cũng index nhanh hơn so với loại URL động.
URL là cái gì? URL gồm có mấy phần?
Một URL hoàn chỉnh sẽ bao gồm những phần cơ bản sau:
- Giao thức: https, http, FTP, …
- World Wide Web: www. Có thể sẽ không có thành phần này trong URL và nó được gọi là non-www.
- Tên miền: https://dautubanthan.net.
- Cổng giao tiếp (port): 80, 222, 443, …
Một địa chỉ URL đầy đủ như sau: https://dautubanthan.net/dia-chi-url-la-gi/
Scheme trong URL là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn khi tìm hiểu website URL là gì, họ liên tưởng nó như một địa chỉ trang web. Tuy nhiên thực tế thì không phải URL nào cũng là địa chỉ trang web. Bạn có thể thấy những dịch vụ như MAILTO cũng chính là URL.
Scheme chính là phần chữ phía sau dấu hai chấm, nó giúp biểu thị giao thức, chẳng hạn như trên trình duyệt hoặc máy chủ giao tiếp. Phân biệt các loại Scheme sau:
- HTTP: Giúp xác định hàng động của máy chủ và thao tác người dùng trên những trình duyệt khác nhau bằng các câu lệnh. HTTP sử dụng cổng giao tiếp 88.
- HTTPS: Loại Scheme này dùng SSL để đảm bảo an toàn cho dữ liệu người dùng khi truyền dữ liệu giữa web server hay trình duyệt web. HTTPS sử dụng cổng giao tiếp 433.
- FTP: Giúp chuyển file qua lại giữa web server và trình duyệt web.
Lưu ý, thường bạn sẽ không cần gõ scheme trước URL, vì trình duyệt sẽ tự động chọn phương thức kết nối phù hợp cho bạn. Nhưng có một số URL lại bắt buộc bạn chọn phương thức kết nối mới thực hiện được.
Authority của URL là gì?
Đây là thành phần cuối cùng của URL, nó cũng chia thành nhiều phần khác nhau như sau:
- Tên miền cấp cao nhất: Tên miền cấp cao nhất là .com, cùng với đó là những tên miền khác như .net, .us, .vn, …
- Tên miền phụ
- Thông tin người dùng: Thông tin này sẽ bao gồm mật khẩu và tên người dùng.
- Số cổng: Thiết bị sẽ dùng địa chỉ IP để ghi nhận thông tin đến server phù hợp. Ví dụ: //www.vidu.com:8080, thì 8080 chính là địa chỉ IP.
Ngoài ra, địa chỉ URL còn có một số thành phần bổ sung khác như: Path (đường dẫn), Query (Truy vấn) và Fragment (phân mảnh).
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã điểm qua thông tin địa chỉ URL là gì, nhờ vào những dữ kiện trên chắc hẳn bạn cũng biết cách phân biệt đâu là URL và những thành phần của nó. Hy vọng bạn sẽ tối ưu tốt URL của mình!
Xem thêm các kiến thức công nghệ mới nhất tại: https://dautubanthan.net/cong-nghe/