Blockchain là gì? Blockchain là công nghệ khá nổi tiếng hiện nay và chính là một thứ công nghệ vô cùng quan trọng đối với thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, Blockchain vẫn là chủ đề gây tranh cãi bởi có nhiều người cho đây là công nghệ mang tính đột phá nhưng cũng không ít ý kiến trái chiều không tin vào sự lớn mạnh của Bitcoin. Cùng Dautubanthan.net tìm hiểu thông tin về Blockchain và những điều cần biết về nó.
- Thẻ ngân hàng gắn chip là gì? Những điều cần biết về thẻ ATM gắn chíp
- PI Network là gì? Dấu hiệu lừa đảo của PI Network
- Bitcoin là gì? Tìm hiểu đồng tiền điện tử đang làm mưa làm gió trên thị trường
- Hướng dẫn đào Bitcoin chi tiết trên PC và Laptop cho người mới
- Top 10 coin rác tiềm năng đáng đầu tư trong năm 2022
Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain là sổ cái kỹ thuật số giúp phân tán dữ liệu lưu trữ dưới bất kỳ hình thức nào. Blockchain có thể giúp bạn lưu trữ thông tin về quá trình giao dịch tiền điện tử, Defi hợp đồng thông minh và NFT quyền sở hữu.
Trên thực tế có rất nhiều cơ sở dữ liệu có thể giúp bạn lưu trữ các thông tin trên, nhưng Blockchain lại tạo sự khác biệt vì nó giúp lưu trữ thông tin một cách phi tập trung. Thay vì duy trì một vị trí và được quản bị bởi một quản trị viên tập trung nào đó, bạn sẽ lưu những bản sao giống nhau của cơ sở dữ liệu trên nhiều máy tính trên mạng. Những máy tính này còn được gọi là các nút.
Tìm hiểu blockchain và cách hoạt động của nó
Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi công nghệ này là Blockchain, vì nó tạo thành từ các khối dữ liệu và thường được mô tả dưới dàn chuỗi. Khi một dữ liệu mới được thêm vào thì sẽ có khối mới xuất hiện và được gắn vào chuỗi. Đây chính là nguyên nhân khiến cái tên Blockchain ra đời.
Bạn cũng biết rằng Blockchain có tính an toàn cao, bởi các nút trên nó phải được xác minh và xác nhận hợp pháp thì mới có thể thêm vào sổ cái kỹ thuật được. Với thị trường tiền điện tử, Blockchain phải đảm bảo những giao dịch mới không phải là trò gian lận và tiền cũng chỉ sử dụng được duy nhất một lần. Đây là sự khác biệt giữa Blockchain so với những cơ sở dữ liệu mang tính độc lập khác, nó có thể thực hiện mọi thay đổi mà không cần yếu tố giám sát.
Hiện có hai loại blockchain là blockchain công khai và blockchain riêng tư.
Blockchain công khai thì ai cũng có thể tham gia, đọc, việt hoặc thậm chí là kiểm tra dữ liệu. Tuy nhiên, bạn không thể thay đổi giao dịch đăng nhập trong blockchain, bởi không ai có quyền kiểm soát các nút của nó.
Blockchain riêng tư: Đây là kiểu blockchain được kiểm soát bởi một nhóm hoặc một tổ chức nào đó và chỉ có họ mới có thể mời bạn vào hệ thống. Tất nhiên, blockchain này có thể thay đổi hoặc quay lại. Quy trình này giống như việc một hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ và được trải rộng trên nhiều nút nằm tăng khả năng bảo mật.
Blockchain được dùng để làm gì?
Nếu có tìm hiểu về công nghệ blockchain bạn sẽ biết nó dùng với mục đích gì. Đây là cách để bạn cung cấp dịch vụ tài chính và cũng là hướng để quản trị hệ thống bỏ phiếu. Để biết thêm thông tin về cách dùng kỹ thuật blockchain, cùng xem những nội dung bên dưới:
- Tiền điện tử: Nói đến tiền điện tử thì phải kể đến Bitcoin và Ethereum, hai đồng tiền mạnh nhất và cũng là hai đồng tiền có sử dụng công nghệ Blockchain. Khi nhà đầu tư giao dịch, chi tiêu hoặc trao đổi hai đồng tiền này thì mọi giao dịch đó sẽ được ghi lại trên Blockchain. Càng có nhiều người tin tưởng và chọn lựa tiền điện tử thì công nghệ chuỗi khối cùng phát triển theo.
- Ngân hàng: Bên cạnh việc ứng dụng trong tiền ảo, blockchain còn được dùng với mục đích xử lý giao dịch bằng tiền tệ fiat như đồng EUR hoặc USD. Việc làm này giúp những giao dịch gửi tiền qua ngân hàng được thực hiện nhanh chóng hơn, đồng thời thời gian xác minh cũng nhanh hơn.
- Chuyển giao tài sản: Bạn có thể dùng blockchain để chuyển giao quyền sở hữu tài sản, chẳng hạn như tài sản kỹ thuật số NFT.
- Hợp đồng thông minh: Blockchain cũng được ứng dụng rất nhiều trong hợp đồng thông minh, những hợp đồng này sẽ được ban hành tự đồng khi đã đáp ứng được mọi điều kiện.
- Giám sát chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng chứa rất nhiều thông tin và nó cần được chuyển giao khắp nơi, bạn có thể dễ dàng giám sát nhờ vào blockchain.
- Bỏ phiếu: Blockchain đang là công nghệ được nghiên cứu để xác minh sự gian lận trong quá trình bỏ phiếu. Khi bạn bỏ phiếu trên blockchain thì mọi thông tin đều không được giả mạo.
Ưu và nhược điểm của blockchain technology là gì?
Ưu điểm:
- Tăng tính chính xác trong từng giao dịch.
- Không phải thông qua bất kỳ bên trung gian nào.
- Tính bảo mật cao, bạn không thể thực hiện những trò gian lận của mình trên chuỗi khối này được.
- Quá trình giao dịch, chuyển tiền trở nên nhanh chóng hơn và hoạt động 24/7.
Nhược điểm:
- Có dụng giới hạn giao dịch mỗi ngày.
- Chi phí năng lượng khá cao.
- Có nhiều rủi ro liên quan đến việc mất mát tài sản.
- Đã có trường hợp xuất hiện hoạt đồng bất hợp pháp.
Kết luận
Qua bài biết Blockchain là gì trên, có thể thấy đây là một công nghệ lưu trữ lớn mạnh và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, công nghệ nào thì cũng có những nhược điểm nhất định và blockchain cũng vậy. Nhưng xét cho cùng thì đây cũng là một công nghệ đột phá của con người.